ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1. Vị trí địa lý
Huyện Văn Chấn là một huyện miền núi, nằm ở phía Tây Nam tỉnh Yên Bái; phía Tây Bắc của Tổ quốc, trên tọa độ địa lý: từ 20020’ đến 21045’ vĩ độ Bắc; từ 104020’ đến 104053’ kinh độ Đông. Có tổng diện tích tự nhiên 1.129,90 km2. Phía Bắc giáp với huyện Trấn Yên và Văn Yên; phía Đông và phía Nam giáp với tỉnh Phú Thọ (các huyện Thanh Sơn, Yên Lập, Hạ Hòa); phía Tây giáp thị xã Nghĩa Lộ, huyện Trạm Tấu và tỉnh Sơn La (huyện Phù Yên); phía Tây Bắc giáp huyện Mù Cang Chải. Đặc biệt huyện Văn Chấn bao quanh thị xã Nghĩa Lộ.
Văn Chấn cách trung tâm chính trị – kinh tế – văn hóa tỉnh Yên Bái 72 km; cách thị xã Nghĩa Lộ 10 km; cách Hà Nội 200 km, có đường quốc lộ 32 chạy dọc theo chiều dài của huyện, là cửa ngõ đi vào thị xã Nghĩa Lộ, huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải, huyện Phù Yên, Bắc Yên tỉnh Sơn La và tỉnh Lai Châu. Đường quốc lộ 37 chạy qua 4 xã, thị trấn đây là điều kiện thuận lợi cho giao lưu phát triển kinh tế với các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh và các tỉnh Sơn La, Phú Thọ, Lai Châu.
2. Đặc điểm địa hình
Văn Chấn nằm ở sườn phía Đông Bắc của dãy Hoàng Liên Sơn. Địa hình phức tạp, có nhiều rừng, núi, hang động, suối khe chằng chịt, thung lũng bằng phẳng. Độ cao trung bình so với mặt nước biển 400m. Tuy địa hình phức tạp nhưng đa dạng, là cơ sở để huyện Văn Chấn xây dựng thành 3 tiểu vùng kinh tế: Vùng ngoài: gồm 9 xã, thị trấn, có lợi thế về phát triển vườn đồi, vườn rừng và trồng lúa nước, khai thác khoáng sản, du lịch. Vùng trong và thượng huyện: gồm 15 xã, thị trấn có độ cao trung bình 600 m trở lên, có tiềm năng về đất đai, lâm sản, chăn nuôi đại gia súc, khai thác khoáng sản, thủy điện, du lịch, dược liệu.
Vùng thượng huyện có một bộ phận thuộc dãy Hoàng Liên Sơn hũng vĩ kéo dài quá Đông Bắc Mù Cang Chải về gần đến Tú Lệ hình thành đèo Khau Phạ nổi tiếng. Vùng ngoài có đèo Lũng Lô và dãy núi Đá Xô, đèo ách hùng vĩ, trùng điệp điệp như những con rồng nằm trên trời cao; một biển mây rộng lớn cùng với gió thổi vi vu. Hệ thống hang động là những kiệt tác thiên nhiên, khá nhiều thạch nhũ, măng đá, nhũ đá, viền đá, hoa đá với màu sắc và hình thù đẹp, huyền ảo.
3. Khí hậu
Văn Chấn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình 18 – 200C; phía Bắc huyện là tiểu vùng mưa nhiều; phía Nam huyện là vùng mưa ít nhất tỉnh, thích hợp phát triển các loại động, thực vật á nhiệt đới, ôn đới. Tiểu vùng Văn Chấn – Tú Lệ, độ cao trung bình 200 – 400 m, nhiệt độ trung bình 21 – 320C, thích hợp phát triển các loại cây lương thực, thực phẩm, chè vùng thấp, vùng cao, cây ăn quả và cây lâm nghiệp.
Mùa đông rét đậm, nhiệt độ xuống dưới tới -2 đến -3oC. Tổng nhiệt độ cả năm đạt 7.500 – 8.100oC; lượng mưa được chia thành hai mùa rõ rệt, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau là mùa mưa ít, từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm là mùa mưa nhiều. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1200 đến 1600mm. Số ngày mưa trong năm 140 ngày. Độ ẩm bình quân từ 83% – 87%, thấp nhất là 50%.
Thời gian chiếu sáng nhiều nhất từ tháng 5 đến tháng 9, ít nhất từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau; lượng bức xạ thực tế đến được mặt đất bình quân cả năm đạt 45%, thích hợp phát triển các loại động thực vật á nhiệt đới, ôn đới và các loại cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp, lâm nghiệp.